Đơn xin việc tiếng anh là gì – Để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, khi đi xin việc ngoài chuyên môn giỏi và phong thái tự tin thì việc phải làm thế nào để có được bộ hồ sơ xin việc đẹp, chuyên nghiệp cũng như là cách cách viết sơ yếu lý lịch xin việc sao cho CV xin việc hấp dẫn là điều mà các nhà tuyển dụng quan tâm đến. Trong bài viết này Fast winner sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách làm hồ sơ, viết CV chuyên nghiệp, tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng là như thế nào?
Đơn xin việc tiếng anh là gì?
Trong thời đại hội nhập quốc tế, xu hướng làm việc hiện nay ở các công ty nước ngoài ngày càng phổ biến, việc trau dồi tiếng anh bằng cách viết CV xin việc bằng tiếng anh cũng là điều cần thiết. Đơn xin việc trong tiếng Anh là job application và một số từ vựng cơ bản để bạn viết CV tiếng anh như sau:
Từ vựng tiếng anh tiêu đề CV xin việc
– Cover letter: đơn xin việc, thư ứng tuyển
– Application letter: đơn xin việc, thư ứng tuyển
– CV (Curriculum vitae): sơ yếu lí lịch
Từ vựng tiếng anh về các kỹ năng trong CV xin việc
– Detail oriented: chi tiết
– Hard Working: chăm chỉ
– Under pressure: dưới áp lực
– Independent: độc lập
– Teamwork: làm việc nhóm
– Goal-oriented: có mục tiêu
– Soft skills: kỹ năng mềm
– Interpersonal skills: kỹ năng liên cá nhân
– Problem-solving: giải quyết khó khăn
Từ vựng tiếng anh nói về trình độ học vấn
– GPA (Grade point average): điểm trung bình
– Graduated: đã tốt nghiệp
– Internship: thực tập sinh
– M.A. (Master of Arts)/MSc. (Master of Science): thạc sĩ
– B.A. (Bachelor of Arts): cử nhân
– Ph.D/Dr: tiến sĩ
Từ vựng tiếng Anh dùng chung khi viết CV xin việc
– Job description: mô tả công việc
– Career objective: mục tiêu nghề nghiệp
– Interview: cuộc phỏng vấn
– Appointment: cuộc hẹn, cuộc gặp mặt
– Writing in response to: đang trả lời cho
– Experiences: kinh nghiệm
– Development: đã đạt được, tích lũy được
– Undertake: tiếp nhận, đảm nhiệm
– Position: vị trí
– Performance: kết quả
– Skills: kỹ năng
– Level: cấp bậc
– Work for: làm việc cho ai, công ty nào
– Professional: chuyên nghiệp
– Believed in: tin vào, tự tin vào
– Confident: tự tin
– Human resources department: phòng nhân sự
– Apply for: ứng tuyển vào vị trí
– Look forward to: mong đợi
– Job offer: cơ hội nghề nghiệp
– Business trip: đi công tác
– Recruitment: công tác tuyển dụng
– Recruiter: nhà tuyển dụng
– Candidate: ứng viên
– Working style: phong cách làm việc
– Competitor: đối thủ cạnh tranh
– Deadline: hạn chót hoàn thành công việc
– Strength: điểm mạnh
– Supervisor: sếp, người giám sát
– Weakness: điểm yếu
– Working environment: môi trường làm việc
– Personal objectives: mục tiêu của bản thân
– Colleague: đồng nghiệp
– Motivation: động lực
– Effort: nỗ lực
– Challenge: thử thách
– Working performance: khả năng thực hiện công việc
– Responsibility: trách nhiệm
– Delegate: giao phó, ủy quyền, ủy thác
– Promotion: thăng tiến
– Division: phòng ban
– Salary: lương
– Proactive, self starter: người chủ động
– Propose: đề xuất
Từ vựng tiếng Anh khi kết thúc CV xin việc
– Sincerely: trân trọng
– Faithfully: trân trọng (dùng trong văn cảnh ít trang trọng hơn Sincerely)
– Best regards: trân trọng (có thể thấy từ này dùng rất hay và đặc biệt là dùng trong việc viết email).
Cách làm CV xin việc đúng chuẩn, ấn tượng
Cách viết phần thông tin cá nhân
Phần này bao gồm các thông tin như họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ liên lạc, số điện thoại. Các thông tin này giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên lạc với các ứng viên khi đạt yêu cầu phỏng vấn.
Bạn nên:
+ Điền địa chỉ email nghiêm túc, dùng thường xuyên. Ví dụ: nguyenvana@gmail.com
+ Chèn ảnh phù hợp với vị trí ứng viên, khuôn mặt nhìn trực diện, nghiêm túc.
Không nên:
+ Dùng email thiếu nghiêm túc, tên email bằng biệt danh. Ví dụ: ngoccute_dangyeu@gmail.com.
+ Ảnh chỉ thấy khuôn mặt hoặc ảnh chụp quay lưng về phía trước, ảnh có gắn icon trên mặt.
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp là phần giới thiệu của ứng viên về định hướng, mong muốn trên con đường phát triển sự nghiệp trong tương lai của bản thân ứng viên. Những người có kế hoạch rõ ràng cho sự nghiệp thường được các nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Bạn nên:
+ Đề cập đến vị trí bạn muốn ứng tuyển hoặc công ty muốn ứng tuyển.
+ Có thể chia mục tiêu ngắn hạn, dài hạn ra. Ví dụ ngắn hạn là bạn đã đạt được thành công trong việc gì đó, dài hạn là đã có cơ hội thăng tiến đến vị trí cao nào đó.
+ Mục tiêu bạn muốn hướng đến là lợi ích của công ty như mở rộng nguồn khách hàng, tăng doanh số cho công ty,…
Không nên:
+ Không nên viết những mục tiêu chung chung như muốn làm việc trong môi trường năng động, học hỏi được nhiều điều trong môi trường làm việc.
+ Sao chép mục tiêu nghề nghiệp của người khác thành mục tiêu của mình.
Cách viết phần học vấn
Tóm tắt ngắn gọn quá trình học tập của bạn gồm thời gian nhập học, tên trường, chuyên ngành, tốt nghiệp và thông tin mô tả về điểm trung bình.
Bạn nên:
+ Viết ra đồ án hay các nghiên cứu khoa học, thành tựu của bạn (nếu có) liên quan đến vị trí ứng tuyển.
+ Khóa học kỹ năng mềm, đào tạo nghiệp vụ (nếu có).
Không nên:
+ Đưa quá trình học tập từ cấp 1, cấp 2 vào.
Cách viết phần kinh nghiệm làm việc
Bạn cần trình bày trong CV về quá trình làm việc bạn đã trải qua như thế nào. Bạn đã làm việc ở công ty nào, ở chức vụ, vị trí nào, trách nhiệm chuyên môn là gì? Chỉ mô tả ngắn gọn về công việc chính, súc tích đầy đủ. Đưa ra những thành tựu và kỹ năng làm việc, kinh nghiệm đã đạt được trong quá trình làm việc. Phần này là quan trọng nhất trong CV của bạn, không thể bỏ qua phần này được, bởi nó thể hiện rõ được khả năng của bạn như thế nào, có phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển không?
Bạn nên:
+ Liệt kê theo thứ tự thời gian, công việc gần nhất nêu trước các công việc trước.
+ Đưa ra một minh chứng cụ thể hay số liệu xác thực như doanh thu tăng bao nhiêu % một năm,…
+ Lọc ra các công việc ghi trong CV có liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển.
Không nên:
+ Không nên nêu ra các công việc ngắn hạn dưới 6 tháng trừ khóa thực tập.
+ Không nên đưa quá chi tiết về những công việc nhỏ nhặt như phát tờ rơi, pha trà,…
+ Không nên mô tả dài dòng, không phân chia ý nhỏ.
Cách viết phần hoạt động ngoại khóa
+ Bạn là người mới ra trường hoặc chưa có kinh nghiệm viết vào CV thì các hoạt động ngoại khóa rất quan trọng bởi nó thể hiện được sự năng động và tiềm năng của bạn thế nào. Nhà tuyển dụng thường hay đánh giá cao những ứng viên có kỹ năng mềm, năng nổ, nhiệt tình trong các hoạt động xã hội.
Bạn nên:
+ Liệt kê các hoạt động cộng đồng, tình nguyện, thiện nguyện.
+ Nêu trách nhiệm, vai trò của bạn trong các hoạt động đó.
Không nên:
+ Không nên liệt kê các hoạt động theo sở thích cá nhân.
Cách viết phần kỹ năng
Các nhà tuyển dụng thường hay chú trọng xem xét và đánh giá các kỹ năng của ứng viên có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không hoặc thông qua các kỹ năng để đánh giá khả năng và trình độ của bạn có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không?
Bạn nên:
+ Bạn nên nhờ những người có uy tín để xác nhận thông tin giúp bạn.
+ Nêu đầy đủ thông tin của người tham chiếu gồm: họ và tên, email, số điện thoại.
Không nên:
+ Nêu không chính xác thông tin người tham chiếu.
Cách làm CV xin việc trên máy tính
Làm CV xin việc trên word
Bước 1: Xác định bố cục và nội dung CV
Tùy vào từng yêu cầu của các vị trí làm việc sẽ có các yêu cầu khác nhau về nội dung, còn phần bố cục thì hầu như các CV xin việc đều thể hiện rõ trong các mẫu CV ở mọi ngành.
Thông thường nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu những nội dung cũng như bố cục cần được trình bày trong CV như: Thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm,…
Bước 2: Đưa những thông tin khoa học vào CV
Bạn cần chọn những khổ giấy thích hợp để trình bày được một bản CV xin việc hợp lý. Khổ giấy phù hợp nhất là khổ A4. Sau khi chọn được khổ giấy rồi, bạn cần sắp xếp các nội dung và chọn lọc nội dung cho khoa học. Nên trình bày dàn hàng ngang hoặc chia khung, cũng có thể kết hợp cả hai cách trong cùng một CV.
Tiếp theo là bạn chọn lựa font chữ phù hợp (Thường thì sẽ là font chữ Arial, cỡ chữ 11 và khoảng cách dòng là 1.2 hoặc 1.3). Sau khi đã chuẩn bị xong rồi, bạn có thể bắt đầu trình bày CV xin việc trên word được rồi. Hãy điền những thông tin cần thiết về bản thân để tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng.
Làm CV xin việc trên powerpoint
Làm CV trên powerpoint sẽ giúp cho bạn dễ dàng hơn trong việc tạo CV xin việc. Bố cục của bạn CV sẽ không thay đổi gì khi bạn trình bày trên word. Đối với powerpoint bạn sẽ có nhiều tính năng hơn để tạo cho mình một bản CV ấn tượng và gây được ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng.
Làm CV xin việc trên powerpoint cũng có 2 cách để bạn tạo được khung bố cục đơn giản là: Trình bày nội dung theo hàng ngang, chia thành 2 cột. Bên cạnh đó powerponit cũng giúp bạn tạo khung với cách chia bố cục và icon để trang trí bản CV thêm phần ấn tượng hơn.
Tuy nhiên bạn cũng không nên chèn quá nhiều icon hay khung trong powerpoint sẽ tạo cảm giác rối mắt cho người đọc. Các vấn đề cơ bản khi bạn trình bày CV trên Powerpoint cũng giống như trên word vậy: font chữ Arial, cỡ chữ 11,…
Trên đây là những chia sẻ về đơn xin việc tiếng anh là gì? cách viết CV, tạo CV, cũng như cách viết sơ yếu lý lịch xin việc làm dành cho các bạn tham khảo. Hy vọng qua bài viết này sẽ hữu ích đối với các bạn. Ngoài ra các bạn cũng có thể theo dõi chuyên mục cẩm nang nghề nghiệp trên website của chúng tôi để có thể cập nhật tin tức mới nhất mỗi khi chúng tôi chia sẽ nhé!