Hiện này người lao động hầu như đều quan tâm đến các loại thuế bởi nó là phần dự trù trên mức thu nhập cá nhân để nộp vào ngân sách nhà nước, trong đó có cả khoản thu nhập chịu thuế. Vậy thu nhập chịu thuế là gì? Vì sao chúng ta thu nhập phải chịu thuế? Hãy cùng fastwinner.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Thu nhập chịu thuế là gì?
Thu nhập chịu thuế là khoản tiền được tính toán dựa trên tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh (gồm các khoản tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thù lao, tiền thưởng,…) của một cá nhân.
Các khoản tiền lương, tiền công và các khoản mà cá nhân nhận được đều được quy về thu nhập cá nhân, nhưng vẫn bị Nhà nước đánh thuế. Do đó thu nhập cá nhân chính là số tiền mà người có thu nhập ổn hàng tháng sẽ trích một khoản từ tiền lương để nộp vào ngân sách nhà nước.
Sự khác nhau giữa thu nhập tính thuế và thu nhập chịu thuế là gì?
Có nhiều người dù biết đến khoản thu nhập chịu thuế nhưng vẫn nhầm kaaxn giữa thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế.
Thu nhập tính thuế là bao gồm thu nhập chịu thuế và các khoản đóng bảo hiểm và các khoản giảm trừ khác. Suy ra khái niệm thu nhập tính thuế có nghĩa rộng hơn và có thể hiểu đơn giản là: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – các khoản đóng bảo hiểm và các khoản giảm trừ.
Trong khi đó, các khoản đóng bảo hiểm gồm các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc,…
Cơ sở để xác định được số thuế được miễn dựa trên thu nhập tính thuế chứ không phải dựa trên thu nhập chịu thuế nhưng vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Thu nhập chịu thuế chính là cơ sở để xác định thu nhập tính thuế.
>>>>Có thể bạn quan tâm: tuyển dụng việc làm tiếng trung mới nhất tại tphcm
Vì sao thu nhập phải chịu thuế?
Thuế chính là khoản tiền phải nộp cho Nhà nước mang tính chất là nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật. Đây là công cụ để nhà nước quản lý và điều tiết xã hội và công dân xã hội và cũng chính là nguồn thu chính của nhà nước. Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao thu nhập phải chịu thuế hay vì sao bạn phải hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân hay chưa?
Mục đích đầu tiên chính là góp phần tăng thêm thu nhập cho ngân sách và kho bạc của nhà nước. Thuế chính là nguồn thu lớn nhất của nhà nước và của chính phủ không chỉ ở nước ta mà còn rất nhiều quốc gia khác nữa. Với sự phát triển như ngày nay, thu nhập của người lao động nhìn chung đều có sự gia tăng hơn trước rất nhiều khi nền kinh tế nước ta mở cửa. Chính phủ còn khuyến khích và tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam, mang đến nhiều cơ hội có giá trị cho người lao động nước nhà. Do đó mà thu nhập càng cao thì càng phải đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Thứ hai là để đóng góp vào công cuộc công bằng hóa xã hội. Nhưng thu nhập của mỗi người lao động được chi trả là dựa vào năng lực và trình độ của mỗi người. Điều đặc biệt là hiện nay có nhiều doanh nghiệp áp dụng chỉ số KPI cho người lao động để đo hiệu suất và đạt hiệu quả lao động để trả mức lương xứng đáng cho họ. Có những người có lương cao, người lương thấp, tạo ra một khoảng cách về trình độ và thu nhập của mỗi người, là sự phân biệt giàu nghèo. Vì thế mà nhà nước áp dụng các mức thuế lên thu nhập cá nhân của người lao động, với mức lương 9 triệu trở lên được quy định sẽ bắt buộc phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Để từ đó, nhà nước cân bằng được mức độ giàu nghèo giữa các tầng lớp giai cấp trong xã hội, góp phần vào việc hạn chế và thu hẹp khoảng cách giữa giàu và nghèo, xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các tầng lớp trong xã hội.
Việc thu nhập chịu thuế được xem là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Thu nhập chịu thuế dựa trên quy định nào?
Căn cứ quy định
Thu nhập chịu thuế hoặc bất cứ khoản thu nào chính đáng nào của nhà nước đều được quy định cụ thể trong các văn bản có tính pháp luật. Cụ thể là quy định thu nhập chịu thuế đối với người lao động được quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân theo Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Các điều khoản quan trọng về thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế được quy định rõ ràng ở các văn bản pháp luật mà người lao động có mức thu nhập bị đánh thuế quan tâm. Có 2 điều khoản mà chúng tôi muốn các bạn lưu ý là.
Đầu tiên, là các điều khoản về thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập cá nhân.
Theo Khoản 2 Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản trợ cấp không cần phải tính vào thu nhập chịu thuế. Chẳng hạn như trợ cấp khó khăn đột xuất, thôi việc, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,…
Theo Khoản 2 Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản tiền nhà, tiền điện nước và các dịch vụ đi kèm (nếu có) thì không phải tính vào thu nhập chịu thuế.
Tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về khoản tiền mua bảo hiểm nhân thọ và loại bảo hiểm bắt buộc khác cũng không tính vào thu nhập chịu thuế.
Ngoài ra còn có nhiều điều khoản thuộc Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định cách tính thu nhập chịu thuế dành cho người lao động để có thể đảm bảo được quyền lợi của bản thân và tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thu nhập cá nhân.
Thứ hai là các khoản thuộc Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về cách tính thu nhập chịu thuế dành cho người lao động để có thể đảm bảo được quyền lợi của bản thân và tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
Trách nhiệm và quyền lợi của thu nhập chịu thuế là gì?
Trách nhiệm
Tất cả công dân Việt Nam hay cư trú tại Việt Nam thuộc đối tượng lao động có mức thu nhập đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân cho nhà nước. Theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập cần phải đóng thuế sau đây:
– Thu nhập từ việc kinh doanh
– Thu nhập từ tiền lương, tiền công
– Thu nhập từ việc nhận khoản thừa kế
– Thu nhập từ quá trình chuyển nhượng vốn
– Thu nhập từ việc nhận quà tặng
– Thu nhập từ đầu tư vốn
– Thu nhập từ chuyển nhượng thương mại
– Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
– Thu nhập từ các khoản trúng thưởng
– Thu nhập từ bản quyền
Tùy theo mức thu nhập cá nhân của mỗi lao động mà phải chịu mức thuế khác nhau.
Quyền lợi
Đầu tiên là quyền lợi về đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc theo gia cảnh. Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC tại Khoản 1 Điều 9 quy định về trường hợp cá nhân lao động có người phụ thuộc nếu như đã đăng ký và được cấp mã số thuế cá nhân sẽ được giảm trừ cho đối tượng là người phụ thuộc.
Thứ 2 là quyền lợi dành cho các đối tượng lao động cư trú nhưng không ký kết hợp đồng lao động hay ký kết hợp đồng lao động dưới 3 tháng sẽ được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Thứ 3 là quyền lợi hoàn thuế thu nhập cá nhân. Theo quy định tại thông tư 111/2012/TT-BTC tại Khoản 1 Điều 18 quy định về các cá nhân đã đăng ký mã số thuế cá nhân tại thời điểm nộp hồ sơ sẽ được hoàn lại mức thuế thu nhập cá nhân đóng thừa ra. Còn những đối tượng chưa có mã số thuế cá nhân thì khoản tiền thuế đóng dư ra sẽ không được hoàn lại mà phải bù trừ vào năm sau.
Đối với cá nhân và nhà nước thu nhập chịu thuế có vai trò như thế nào?
Đối với cá nhân
Các bạn sẽ được hưởng quyền lợi và lợi ích nhất định được quy định trong các điều khoản của pháp luật như đã nêu cụ thể ở trên đối với các cá nhân lao động có thu nhập thấp.
Nhìn chung các cá nhân lao động thi hành đúng pháp luật về các khoản thuế thu nhập cá nhân đã chứng minh các bạn là một công dân gương mẫu và bạn sẽ ít bị vi phạm các chế tài của pháp luật.
Ngoài ra các cá nhân lao động còn được hưởng nhiều quyền lợi và lợi ích khác về việc miễn giảm và hoàn thuế thu nhập cá nhân theo các trường hợp nhất định được quy định cụ thể và rõ ràng tại các điều khoản của Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Đối với nhà nước
Việc thu nhập chịu thuế không những đóng vai trò quan trọng đối với các cá nhân lao động mà nó còn đóng góp nhiều vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Thuế chính là một trong những công cụ chính để nhà nước điều tiết nền kinh tế – xã hội tốt như hiện nay. Việc cá nhân đóng thuế thu nhập cá nhân hoặc các mức thuế khác là một trong những chính sách mà nhà nước hướng đến mục tiêu cân bằng xã hội, khắc phục và xóa bỏ sự phân chia giàu nghèo ở nhiều quốc gia về mức thu nhập. Cụ thể về từng mức thu nhập phải đóng mức thuế bao nhiêu sau đây:
– Thu nhập từ 5 triệu đồng thì mức thuế suất áp dụng là 5%
– Thu nhập từ 5 triệu – 10 triệu đồng thì mức thuế suất áp dụng là 10%
– Thu nhập từ 10 triệu – 18 triệu đồng thì mức thuế suất áp dụng là 15%
– Thu nhập từ 18 triệu – 32 triệu đồng thì mức thuế suất áp dụng là 20%
– Thu nhập từ 32 triệu – 52 triệu đồng thì mức thuế suất áp dụng là 25%
– Thu nhập từ 52 triệu – 80 triệu đồng thì mức thuế suất áp dụng là 30%
– Thu nhập hơn 80 triệu đồng thì mức thuế suất áp dụng là 35%
Trên đây là tất cả các vấn đề xoay quanh về thu nhập chịu thuế được chúng tôi tổng hợp. Hy vọng qua bài viết này sẽ hữu ích đối với các bạn. Ngoài ra các bạn có thể theo dõi nhiều kỹ năng nghề nghiệp khác của chúng tôi chia sẽ trên website fastwinner.vn nhé!
Xem Thêm:
.