Việc quản lý con người chưa bao giờ là dễ dàng. Là một nhà lãnh đạo để nhân viên nể phục và nghe theo ý mình là điều không hề dễ dàng. Việc quản lý nhân viên cấp dưới sao cho khiến họ làm việc không chỉ vì trách nhiệm với công việc mà còn vì họ yêu thích và muốn gắn bó với công việc lâu dài, muốn cùng đồng nghiệp làm nên sự phát triển cho công ty khiến cho các nhà lãnh đạo đau đầu. Hôm nay trong bài viết này của fastwinner.vn sẽ chia sẻ bí quyết về cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả nhất và được nhân viên kính nể.
Cách quản lý nhân viên
Phân việc đúng năng lực từng nhân viên
Mỗi người trong chúng ta ai cũng có một thế mạnh và hạn chế riêng nhất định, vì vậy để muốn nhân viên làm việc được hiệu quả thì người lãnh đạo hay người quản lý phải chịu khó quan sát, xem xét mới thấy được điểm mạnh của mỗi nhân viên để từ đó phát huy cái mạnh đó. Phân việc cho nhân viên đúng năng lực không những giúp nhân viên thấy được sự đóng góp của mình cho công ty mà còn giúp người quản lý khai thác được thế mạnh tiềm ẩn của từng người.
Phân chia công việc và có deadline cụ thể
Ngoài phân việc đúng năng lực thì các nhà quản lý cũng cần phải chú ý phân chia công việc cho rõ ràng và truyền đạt cho cấp dưới thật cụ thể để dễ nắm bắt dễ dàng hơn. Nhà quản lý nên giao công việc cho nhân viên qua các văn bản cụ thể kết hợp với việc trực tiếp đàm phán với nhân viên để công việc được thực hiện hiệu quả hơn.
Giao việc rõ ràng và có thời hạn deadline hoàn thành cũng là điều mà những nhà quản lý thông minh nên làm để tạo dựng cho nhân viên cấp dưới có được thói quen làm việc một cách khoa học.
Và để tăng mức độ ăn ý khi làm việc, nhà lãnh đạo cần thường xuyên tổ chức những buổi thảo luận để mọi người cùng nhau đề xuất ra những phương án để áp dụng vào từng trường hợp cụ thể.
>>Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu việc làm tiếng trung tại hà nội cập nhật liên tục
Tuyển dụng việc làm tiếng trung tại đà nẵng 24/24
Đưa ra những hướng dẫn đơn giản nhất
Những hướng dẫn công việc đơn giản và cụ thể là công việc cấp trên cần làm khi giao nhiệm vụ mới cho nhân viên của mình. Việc này sẽ làm cho mọi thứ không quá khó khăn trong mắt nhân viên ngay cả khi đây là một nhiệm vụ mang tính thách thức. Điều này sẽ khiến họ thấy tự tin hoàn thành việc được giao hơn. Cách này thường được được áp dụng để quản lý nhân viên cấp dưới cũng như nhân viên bán hàng.
Khen thương cho những nỗ lực xứng đáng của nhân viên
Đừng ngần ngại khen thưởng cho những nhân viên đạt được hiệu quả tốt và có cố gắng trong những nhiệm vụ mà bạn giao. Bất cứ lời động viên hay khen ngợi nào từ cấp trên cũng khiến cho nhân viên cảm thấy những nỗ lực công sức của họ được công nhận, được trân trọng, cởi mở hơn trong việc giúp đỡ và chia sẻ lẫn nhau trong công việc. Chỉ việc nhỏ này thôi đã khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên được tốt hơn và được họ chú trọng hơn.
Đối xử công bằng, ngay thẳng
Công bằng ngay thẳng không có nghĩa là tất cả nhân viên đều được đối xử như nhau mà nó có nghĩa là phải có chế độ khen thưởng, xử phạt phải rõ ràng, không thiên vị bất kỳ ai. Muốn trở thành một nhà lãnh đạo nhiều nhân viên thì trước tiên đức tính phải đặt lên hàng đầu. Bởi như thế thì nhân viên cấp dưới mới tin tưởng và nghe theo sự chỉ dẫn của bạn. Dù là nhân viên ở vị trí cao hay vị trí thấp cũng phải đối xử công bằng với nhau. Với những nhân viên xuất sắc có đóng góp thành tích tốt cho công ty thì hãy tuyên dương, khen thưởng họ trước toàn bộ nhân viên công ty và có phần thưởng xứng đáng cho họ. Còn đối với những nhân viên yếu kém hơn thì cũng có những hình thức kỷ luật, răn đe thấu đáo.
Thừa nhận những sai lầm của mình
Đã có nhiều nhà lãnh đạo gặp khó khăn khi phải thừa nhận sai lầm hoặc những thất bại của mình trong công việc với nhân viên cấp dưới. Không phải bao giờ người lãnh đạo cũng là người hoàn hảo. Người lãnh đạo biết thừa nhận điểm yếu được đánh giá như một hành động dũng cảm, thậm chí còn được nhân viên khích lệ tinh thần. Để từ đó nhân viên có thể có những đóng góp ý kiến để lãnh đạo tránh mắc phải những sai lầm tương tự.
Uy nghiêm đúng lúc trong công việc với cấp dưới
Với tư cách là một nhà lãnh đạo, bạn cần thể hiện sự uy nghiêm của mình trong công việc, nhưng ở mức độ vừa phải, đúng lúc và phù hợp. Cụ thể là trong công việc hằng ngày cấp trên nên duy trì thái thân thiện, giúp đỡ cấp dưới như một người bạn, quan tâm, thăm hỏi công việc. Nhưng khi nhân viên làm sai thì lúc này người lãnh đạo cần phải nghiêm khắc cảnh cáo và xử phạt nghiêm minh để làm gương cho những nhân viên còn lại.
Xem Thêm: