Trong cuộc sống này dù bạn có muốn hay không thì bạn cũng là người phải tham dự vào một cuộc đàm phán. Bạn càng đàm phán giỏi, bạn sẽ nhận được nhiều hơn, tiền tài, danh vọng hay tình yêu. Trên thương trường, ngoại sự bản lĩnh, tài năng thì một yếu tố quan trọng nữa làm nên sự thành công là kỹ năng đàm phán thương lượng trong kinh doanh. Việc làm tiếng Trung sẽ đưa ra những kỹ năng đàm phán trong kinh doanh giúp các bạn đạt được thành công trong công việc.
Vì sao chúng ta cần phải có kỹ năng đàm phán? Đàm phán để làm gì?
Trước khi bước vào cuộc chiến, bạn phải xác định được mục tiêu của bạn thì ở đây khi bước vào cuộc đàm phán bạn cũng cần vạch rõ đâu là điều bạn cần phải đạt được khi kết thúc đàm phán. Đã xác định được ngay từ ban đầu thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong quá trình đàm phán, bởi bạn biết được điều gì nên nhượng bộ, điều gì nhất định bạn phải đạt được để đảm bảo quyền lợi cho mình. Nhưng có đôi lúc cuộc đàm phán sẽ phải đi theo hướng khác nằm ngoài tầm kiểm soát. Lúc này bạn sẽ cần đến kỹ năng đàm phán, xử lý khôn khéo để cuộc đám phán kết thúc có lợi cho cả đôi bên.

Những nguyên tắc kỹ năng đàm phán trong kinh doanh
Ấn tượng ban đầu
Đầu tiên bạn phải tạo ra không khí đáng tin cậy, dễ chịu bằng vài câu hỏi cá nhân với cử chỉ và thái độ vui vẻ, dễ chịu. Bạn nên nhớ rằng sẽ không có cơ hội cho bạn lần thứ hai để gây ấn tượng ban đầu với người đối diện đâu. Sau đó bạn hãy bắt đầu nói chuyện về nội dung mà bạn muốn đàm phán, thương lượng với đối tác.
Để ý đến cử chỉ, thái độ và động tác của cơ thể khi đàm phán
Trong cuộc đàm phán nội dung thông tin định truyền đạt sẽ được thông qua và tiếp nhận không chỉ bằng lời nói, giọng điệu, cách nói mà còn bằng cử chỉ, thái độ và động tác cơ thể của bạn. Với khuôn mặt hồ hởi, thái độ cởi mở sẽ nhanh chóng tạo được thiện cảm từ đối tác đàm phán của bạn. Ý thức đánh giá cao và xem trọng đối tác sẽ được thể hiện ngay trong cách thể hiện, cách nói và giọng điệu. Bạn chỉ có thể đàm phán được với đối tác khi họ thấy được sự chân thành của bạn.
Xác định rõ mục tiêu đàm phán rõ ràng
Một người không biết rõ mình muốn gì thì thường sẽ đạt được kết quả không mong muốn. Do đó trước khi vào cuộc đàm phán, người đàm phán phải cố gắng tách mục tiêu của mình thành những mục tiêu nhỏ để mình trao đổi với đối tác đạt được kết quả tốt. Nếu bạn có nhiều mục tiêu theo đuổi cụ thể và luôn theo đuổi các mục tiêu này thì trong quá trình đàm phán, kết quả cuối cùng của cuộc đàm phán sẽ nhanh chóng đạt được.

Người đàm phán tốt phải biết rèn luyện cho mình khả năng lắng nghe đối tác nói
Người biết lắng nghe bao giờ cũng thắng cuộc. Chỉ có ai thật sự quan tâm chú ý lắng nghe đối tác đàm phán nói gì, muốn điều gì thì người đó mới có phản ứng và đưa ra lý lẽ phù hợp. Khi nghe đối tác trình bày bạn cần phải biết tâm trạng và thái độ của họ. Xem thử biểu hiện đó là hưng phấn, bốc đồng, ức chế hay bực bội. Hoặc cũng có thể đối tác đang muốn lôi kéo, cuốn hút người đó về một hướng để tìm cách khai thác thông tin.
Phải biết trình bày, sử dụng từ ngữ khôn khéo và linh hoạt
Đừng bao giờ nói rằng mình có quan điểm khác về vấn đề này mà nên nói về cơ bản mình cũng nghĩ như vậy nhưng mình có thêm ý này. Cũng đừng bao giờ nói thẳng rằng đối tác có cái nhìn nhận sai lầm mà nên nói đó cũng là cách nhìn nhận đúng nhưng chúng ta nên lật lại vấn đề này xem sao. Khi đang tranh cãi, đàm phán về giá cả thì bạn đừng nói: chúng ta sẽ không đạt được kết quả nếu chỉ đàm phán về giá mà hãy chuyển hướng khác. Trước khi đàm phán tiếp về giá cả, hãy nên trao đổi xem xét thêm chất lượng, hình thức, phương thức thanh toán,… nếu đối tác thấy ấn tượng thì việc đàm phán về giá cả không còn gây cấn nữa.
Nghệ thuật đặt câu hỏi
Một người hỏi nhiều sẽ có lợi thế, không chỉ về thông tin mà về cả tâm lý, về tính chủ động trong đàm phán. Những câu hỏi khéo léo, hợp lý sẽ chứng minh cho đối tác thấy bạn là người luôn lắng nghe, quan tâm đến điều mà họ đang nói. Trong thời gian lắng nghe đó bạn có thể phân tích, tìm hiểu động cơ, ý muốn của đối tác đàm phán, giúp giảm bớt khoảng cách giữa hai bên và có được nhiều thông tin trước khi bắt đầu cuộc đàm phán.
Để thành công trong cuộc đàm phán kinh doanh, cần phải có ý thức, tư duy sẵn sàng thỏa hiệp nếu cần
Đôi khi chỉ cần một món quà nhỏ, một sự nhường nhịn, chấp nhận nhỏ cho đối tác cũng có thể đem lại cho bạn một hợp đồng kinh doanh béo bở đấy. Đàm phán kinh doanh là một quá trình chấp nhận “cho và nhận”, phải cân đong đo đếm, tranh luận và chờ đợi. Kết quả cuộc đàm phán là cả hai bên đều có lợi, là sự trao đổi tự nguyện giữa hai bên.
Kỹ năng đàm phán thương lượng trong kinh doanh
Chiếm được niềm tin
Chiếm được niềm tin của mọi người là điều rất quan trọng. Bạn hãy cho rằng tại sao họ nên lắng nghe bạn nói. Bạn phải biết bạn đang nói điều gì và chứng minh rằng những điều bạn nói là đúng.
Tìm được điểm tương đồng
Hãy cho mọi người thấy rằng giá trị của ý kiến của bạn gắn với họ. Và hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ, hiểu hết những gì liên quan đến họ và hòa nhịp với cảm xúc của họ.

Cấu trúc vấn đề tốt
Những lời nói có sức thuyết phục thì dù chỉ một câu nói hay một bài diễn văn cũng đều có cấu trúc rõ ràng. Khi bạn chứng minh cho mọi người thấy là họ cần phải nghe theo bạn, bạn hãy dồn hết năng lượng vào lời phát biểu cuối cùng, điều này sẽ làm đối tác ghi nhớ. Cho nên sự lặp lại này là điều quan trọng nhất của vấn đề tranh luận của bạn.
Đưa ra luôn mặt không tốt của vấn đề
Bạn nên cẩn trọng cả về mặt tốt và không tốt của ý kiến của bạn. “Mẹo đàm phán” là nhấn mạnh những mặt không tốt của vấn đề và so sánh nó với những mặt tốt. Hãy giải thích mặt tốt đem lại lợi ích gì. Và cũng đừng nên nói dối về những điều không tốt đó bởi họ sẽ nghĩ bạn lừa gạt họ.
Kích thích vào tính tư lợi
Nếu bạn chỉ cho họ rằng họ sẽ làm gì nếu làm theo bạn thì bạn sẽ dễ dàng chinh phục họ hơn. Vậy để làm được điều đó bạn phải hiểu đối tác của bạn muốn gì và hãy chớp lấy sự chú ý của họ ngay bằng cách nói cho họ biết bạn biết những gì họ muốn, rồi sau đó hãy nói với họ ý kiến của bạn sẽ giúp họ thỏa mãn những gì họ muốn.
Nuôi dưỡng cái tôi
Khen ngợi những việc làm đúng của mọi người là một kỹ năng sống khá cần thiết. Hãy chỉ ra điều mà đối tác của bạn thấy tự hào, như là một sự thông minh hay những sở thích của họ. Khi khen một ai đó, chứng tỏ bạn nhận ra được những phẩm chất tốt của họ, họ sẽ thấy phấn kích và mở lòng hơn với những lời nói của bạn.
Kích thích vào uy tín cá nhân
Cũng là một trong những cách hiệu quả trong những kỹ năng đàm phán và thuyết phục: chúng ta thường nghe theo những ý kiến của các chuyên gia. Những điều chuyên gia nói thì đều là sự thật. Do đó bạn hãy sử dụng điều đó, hãy trích dẫn những ý kiến của chuyên gia nào đó vào vấn đề bạn nêu ra thì ý kiến của bạn sẽ được nâng tầm hơn.

Tạo sự nhất trí
Trăm nghe không bằng một thấy là câu nói được nhiều người sử dụng. Bạn phải chỉ ra rằng những gì bạn đưa ra đã được nhiều người thực hiện trong thực tế. Sử dụng thực tiễn sẽ làm bạn dễ thành công hơn.
Chọn thời gian tốt cho sự thuyết phục
Bạn nên tránh thuyết phục, tranh luận vấn đề nào đó với những người đang trong thời gian bị stress hay có lo lắng, bất an. Hãy tìm hiểu kỹ trạng thái và tâm lý chung và đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Và hãy lựa thời điểm thích hợp mà bạn thấy tự tin cũng như lúc đối tác không có chuyện buồn riêng tư.
Kết luận
Trên đây là những chia sẽ về những kỹ năng đàm phán hợp đồng trong công việc mà việc làm fast winner muốn gửi đến các bạn tham khảo. Việc thuyết phục người khác không phải là chuyện dễ dàng, tuy nhiên, nó luôn có những phương pháp và cách thức giúp tăng giá trị lời nói của bạn đối với người khác lên rất nhiều lần. Khi đã nắm rõ được điều này và chăm chỉ luyện tập thì kỹ năng đàm phán của bạn sẽ hiệu quả hơn gấp nhiều lần. Và chúng tôi tin những cuộc đàm phán quan trọng và thuyết phục người khác của bạn đều sẽ được giải quyết 1 cách tốt nhất. Chúc các bạn sớm thành công! Ngoài ra các bạn có thể xem thêm thông tin kỹ năng văn phòng khác tại trên blog chúng tôi nhé!