Trước khi được nhận vào làm ở một công ty, chúng ta đều phải trải qua buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng. Ngoài những câu hỏi thường gặp và vấn đề chuyên môn thì nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn giới thiệu về bản thân một cách ngắn gọn mà đầy đủ thông tin nhất. Vậy cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn như thế nào? Hãy cùng fastwinner.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Lời giới thiệu bản thân khi phỏng vấn gồm những gì?
Ngoài những thông tin cơ bản như tên tuổi, ngành học. Muốn có phần giới thiệu bản thân hay khi phỏng vấn tìm việc nên có những điều sau:
Bạn có khả năng và ưu điểm cơ bản gì để thực hiện công việc. Nhà tuyển dụng luôn muốn biết khả năng và năng lực của bạn khi làm việc. Vì vậy hãy nói lên những nổi bật về kinh nghiệm, kỹ năng và các thành tích liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển hoặc chương trình thực tập, sở thích và các hoạt động tình nguyện hay các khóa học có liên quan đến công việc.
Bạn là người dễ thích nghi với môi trường làm việc. Nhà tuyển dụng vẫn muốn tuyển những người dễ thích nghi, phù hợp với văn hóa công ty. Nếu bạn được nhân viên công ty giới thiệu hãy đề cập với họ là bạn nghĩ công việc này rất phù hợp với bạn.
>>>>Có thể bạn quan tâm: Việc làm tiếng trung đà nẵng mới nhất
Bạn muốn làm công việc này và gắn bó với công ty lâu dài sau khi được tuyển dụng. Việc tuyển dụng và đào tạo một người mới rất gian nan, do đó người phỏng vấn sẽ không muốn tuyển dụng một người vào rồi họ nghỉ việc. Vì vậy, ở phần giới thiệu hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người hào hứng với công việc và muốn làm công việc đó ngay.
Cách tự giới thiệu bản thân hay
Nội dung cần trình bày khi phỏng vấn
Phần giới thiệu bản thân cơ bản chính là cung cấp cho người phỏng vấn về những thông tin về bản thân ứng viên ứng tuyển như “đến từ đâu” và “là người như thế nào”, đồng thời làm cho ứng viên cảm thấy thoải mái hơn khi giao tiếp với nhà tuyển dụng giúp cho mọi thứ được diễn ra tốt đẹp.
Nhà tuyển dụng không nhất thiết phải quan tâm đến toàn bộ thông tin mà bạn ghi trong CV, nhưng cơ bản phần giới thiệu bản thân ứng viên cũng nên nói sơ về tiểu sử bản thân mà bạn đã trình bày trong CV gửi nhà tuyển dụng trước đó.
Khi bạn bắt đầu giới thiệu bản thân thì lúc này nhà tuyển dụng cũng sẽ chuẩn bị những câu hỏi tiếp theo dựa vào phần bạn trả lời. Do đó bạn cần phải đưa ra câu trả lời một cách thông minh, khéo léo nhất sẽ chính là giải pháp hiệu quả giúp cho bạn chủ động hơn trong khi phỏng vấn và dễ gây thiện cảm cho nhà tuyển dụng.
Nội dung bạn cần trình bày giới thiệu về bản thân mẫu dưới đây:
– Cảm ơn nhà tuyển dụng đã tạo cơ hội cho bạn được phỏng vấn, điều này sẽ giúp bạn thể hiện được thái độ cầu thị, tạo cho nhà tuyển dụng sự thoải mái trước khi nghe bạn nói. Điều này sẽ không thừa đâu.
– Giới thiệu họ tên đầy đủ: Nó giúp nhà tuyển dụng biết được là họ đang nói chuyện với ai, dù bạn đã ghi đầy đủ ở CV và để ngay trước mặt rồi. Đây cũng chính là hành động tự tôn trọng bản thân của ứng viên.
– Năm sinh: Mục đích chỉ là để xác định tuổi cho tiện xưng hô.
– Học chuyên ngành gì? Đã tốt nghiệp trường nào?
– Nói sơ lược về kinh nghiệm làm việc trong quá khứ hoặc các hoạt động đoàn thể lớn mà bạn tham gia khi còn sinh viên (nếu có). Ngoài ra nếu bạn có nhiều kinh nghiệm thì hãy chọn lọc và nhấn mạnh vào kinh nghiệm nào mà bạn thấy phù hợp nhất với vị trí mà bạn ứng tuyển, không nên giới thiệu quá dài dòng.
Những bạn sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc thì với những vị trí ứng tuyển đòi hỏi sự năng động. Do đó bạn cần phải điểm qua một số hoạt động tập thể mà bạn tham gia để chứng minh mình là người phù hợp với vị trí ứng tuyển. Do đó phần này không nên để trống khi giới thiệu.
– Sở trường của bạn là gì? Điểm mạnh điểm yếu của bạn.
– Mong muốn của bản thân bạn là gì? Hãy nói ra mong muốn của bạn khéo léo nhất như: kinh nghiệm, em mong muốn được làm việc với anh chị ở Công ty A với vị trí kế toán và gắn bó lâu dài với công ty,…
– Nhắc lại lời cảm ơn để kết thúc phần giới thiệu: Có nhiều bạn giới thiệu xong thường sẽ im lặng, không có hành động gì chứng tỏ mình đã xong phần giới thiệu. Điều này đôi khi sẽ gây sự lúng túng cho hai bên, dĩ nhiên bạn sẽ bị nhà tuyển dụng đánh giá và người thiệt thòi là bạn.
Trên đây là những cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này sẽ hữu ích đối với mọi người. Chúc các bạn có những buổi phỏng vấn thật thành công.
Xem Thêm: