Khi nói đến thuyết trình các bạn sẽ liên tưởng đến công việc của chính trị gia, doanh nhân hay một diễn giả nào đó. Nhưng thực tế chúng ta ai cũng ít nhất được thuyết trình một lần, đó là khi bạn học trên giảng đường đại học, trong cuộc sống. Kỹ năng thuyết trình thực chất là kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề cho người khác hiểu được nội dung mình muốn truyền đạt. Vậy kỹ năng thuyết trình là gì? Hãy cùng Fast winner tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Kỹ năng thuyết trình là gì?
Kỹ năng thuyết trình được hiểu là khả năng diễn đạt một thông điệp, một chủ đề bằng cách sử dụng lý lẽ, hình ảnh, dẫn chứng và lập luận chặt chẽ để thuyết phục người nghe.
Kỹ năng thuyết trình rất quan trọng trong việc thuyết phục khách hàng và thể hiện các mục tiêu và sứ mệnh của doanh nghiệp.
Tại sao kỹ năng thuyết trình lại quan trọng?
Nếu như bạn là nhân viên marketing thì việc thuyết trình chiến lược cho ban giám đốc, quản lý và cấp trên về kế hoạch kinh doanh sản phẩm mới ra mắt là vô cùng quan trọng. Nhiệm vụ của bài thuyết trình là tạo ra sự tương tác với người nghe và có tính thuyết phục để dự án hay kế hoạch đưa ra được cấp trên chấp nhận. Vậy tại sao kỹ năng thuyết trình lại có tầm quan trọng như vậy.
Nhiệm vụ và mục tiêu của một bài thuyết trình:
– Giúp cá nhân nâng cao được cơ hội phát triển bản thân, hoàn thiện sự tự tin và bản lĩnh của một nhà thuyết trình.
– Thông điệp của bài thuyết trình là muốn hướng đến những đặc điểm của đối tượng khách hàng như sở thích và yêu cầu.
– Doanh nghiệp, công ty cần tổ chức các buổi hội thảo định kỳ để rèn luyện năng lực và kỹ năng thuyết trình cho nhân viên và trao đổi cho họ các cơ hội thành công.
Các bước xây dựng kỹ năng thuyết trình thu hút người nghe
– Mở rộng vốn từ và cách diễn đạt
Đây được xem là bước quan trọng nhất. Nói cũng như viết, nếu như ngôn từ của bạn đơn điệu, không phong phú và không được linh hoạt thì dù nội dung của bạn có mới lạ đến đâu, có sự đột phá như thế nào thì cũng khó mà lôi cuốn người nghe và người đọc được.
Để rèn luyện được khả năng này thì bạn phải đọc sách báo, truyện thường xuyên vào. Cách này sẽ giúp bạn mở rộng ngôn từ, từ vựng và cách diễn đạt, cách đặt phong phú hơn. Ngoài ra, nó còn cung cấp cho bạn nhiều kiến thức về vấn đề xã hội để bạn sử dụng nó như dẫn chứng, hay một ví dụ để tăng tính thuyết phục cho bài thuyết trình của bạn.
>>>Có thể bạn quan tâm: Việc làm tiếng trung tại Hải Phòng
– Luyện tập ngữ điệu
Bận đã từng trải qua tình huống này chưa: cùng một câu chuyện hài nhưng bạn của bạn kể đến đâu thì mọi người cười đến đó còn bạn đã kể xong câu chuyện nhưng mọi người vẫn thờ ơ, không một tiếng cười. Sở dĩ có sự khác biệt này là do bạn chưa điều chỉnh được ngữ điệu khi nói chuyện.
Một bài thuyết trình không bao giờ gói gọn trong vài ba câu nói hay trong vài phút cả mà nó luôn dài hơn thế nữa. Làm thế nào để mọi người nghe hết bài thuyết trình của bạn mà không bị các yếu tố bên ngoài gây nhiễu sự chú ý của họ? Một bài thuyết trình xây dựng có điểm nhấn, tô đạm, câu nói dẫn chứng cụ thể, in nghiêng, in đậm thì bạn sẽ dễ đọc hơn. Khi thuyết trình cũng vậy bạn phải cần gây chú ý cho người nghe bằng cách nhấn nhá câu từ, ngữ điệu lên xuống tùy nội dung. Bạn có thể rèn luyện kỹ năng này bằng cách theo dõi bài phát biểu của những người nổi tiếng, các cuộc thi hùng biện.
– Trình bày bài thuyết trình khoa học
Một bài thuyết trình nên được chia ra làm nhiều phần nhỏ như: đặt vấn đề, nội dung chính và kết luận. Bạn không thể bắt đầu bài thuyết trình bằng cách giải thích hay đưa ra hàng loạt những dẫn chứng, số liệu mà quên giới thiệu chủ đề khiến cho người nghe không hiểu được vấn đề bạn đang nói là gì; và trước khi bạn kết thúc bài thuyết trình cần phải kết luận cho người hiểu được nội dung bạn trình bày.
– Kiểm soát nét mặt
Có nhiều người cho rằng nội dung bài phát biểu mới là quan trọng nhất nhưng bạn đừng quên nét mặt, biểu cảm trên khuôn mặt bạn cũng góp phần gây sự thu hút người nghe không kém. Ví dụ bạn đang trình bày vấn đề hài hước, gây cười nhưng gương mặt bạn lại mang vẻ buồn bã sẽ làm cho người nghe mất cảm xúc.
Kỹ năng này bạn có thể tập luyện hằng ngày bằng cách đứng trước gương thuyết trình một mình. Hãy biết kiểm soát nét mặt trong suốt quá trình thuyết trình, vì như vậy mới làm cho người nghe tập trung vào bạn được.
Xem Thêm:
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về kỹ năng thuyết trình là gì? Đặc điểm của thuyết trình. Làm thế nào để có một bài thuyết trình tốt. Mong rằng với những gì chúng tôi vừa chia sẻ cho các bạn sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình rèn luyện kỹ năng văn phòng của mình nói chung và kỹ năng thuyết trình nói riêng. Chúc các bạn thành công.