Mỗi doanh nghiệp đều có người lãnh đạo để dẫn dắt, quản lý toàn thể nhân viên của mình phát triển và kéo theo sự phát triển kinh tế cho doanh nghiệp đó. Vậy phong cách lãnh đạo là gì? Lãnh đạo như thế nào để đạt được hiệu quả tốt. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của fastwinner.vn nhé.
Phong cách lãnh đạo là gì?
Phong cách lãnh đạo là những cách thức và phương pháp giúp cho các nhà lãnh đạo dễ dàng vạch ra những phương hướng, kế hoạch và mục tiêu thực hiện, cùng với đó là sự động viên đối với nhân viên cấp dưới.
Hầu hết phong cách lãnh đạo của các nhà lãnh đạo đều phụ thuộc vào từng tính chất nghề nghiệp, lĩnh vực làm việc và môi trường hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, bản chất bên trong phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo phải được xây dựng dựa trên nhận thức, đạo đức và bản chất của mỗi người cho phù hợp với những chuẩn mực của xã hội, là động lực phát triển cho toàn xã hội.
Một nhà lãnh đạo giỏi là người biết cách kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, biết cập nhật những xu hướng mới, nắm bắt kịp thời những nhu cầu cá nhân trong công việc của mỗi nhân viên để khai thác những thế mạnh tiềm ẩn và động viên mỗi người, tập hợp toàn thể sức mạnh của tập thể và tạo động lực cho nhân viên làm việc.
Phong cách lãnh đạo được quan tâm hơn cả chính là phong cách lãnh đạo quản lý và phong cách lãnh đạo quản lý cấp cơ sở. Vậy hai phạm trù này có gì khác nhau.
+ Phong cách lãnh đạo quản lý: được hiểu là định hướng phát triển của một người đứng đầu doanh nghiệp, tổ chức, là người có vai trò và thẩm quyền cao nhất và cũng là người có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với tất cả nhân viên và là người định hướng cho doanh nghiệp.
+ Phong cách lãnh đạo quản lý cấp cơ sở: được hiểu là người có thẩm quyền và có trách nhiệm quyền hạn của những người lãnh đạo trong một tập thể, một team trong doanh nghiệp lớn, là cấp bậc chỉ dưới các nhà lãnh đạo cấp cao. Phong cách lãnh đạo này có thể đưa ra kế hoạch và thời gian cụ thể theo như hoạch định để nhân viên cấp dưới thực hiện và định lượng kết quả của kế hoạch vạch ra.
Trên thực tế, bạn có thể thấy rất nhiều tiểu luận về phong cách lãnh đạo, nhất là phong cách lãnh đạo trong quản trị học của giáo sư, tiến sĩ ở các trường đại học trên toàn thế giới. Những bài tiểu luận về phong cách lãnh đạo này được thực hiện nghiên cứu kỹ càng, tỉ mỉ, phân tích sâu vào từng khía cạnh, từng yếu tố làm nên một nhà lãnh đạo tài ba.
Các loại phong cách lãnh đạo
Mỗi phong cách lãnh đạo khác nhau sẽ có những đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm khác nhau, tùy vào từng môi trường, phẩm chất đạo đức khác nhau. Có 3 loại phong cách lãnh đạo chủ yếu dưới đây:
+ Phong cách lãnh đạo độc đoán
+ Phong cách lãnh đạo dân chủ
+ Phong cách lãnh đạo tự do
Thông thường, 3 phong cách này đều có ở người lãnh đạo nhưng sẽ có một dạng phong cách nào đó nổi trội nhất và tạo nên phong cách chủ đạo của người lãnh đạo đó.
Phong cách lãnh đạo độc đoán
Độc đoán xuất hiện khi nhà lãnh đạo đưa ra một ý kiến nào đó và buộc nhân viên phải làm theo như họ đưa ra, không có bất kỳ lời khuyên nào hay góp ý kiến nào từ nhân viên cấp dưới. Phong cách này được áp dụng trong trường hợp khi người lãnh đạo đã nắm chắc thành công khi nhân viên thực hiện đúng ý mình, khi người lãnh đạo nhận thấy nhân viên đã có đủ động lực làm việc.
Phong cách lãnh đạo độc đoán có ưu điểm là: giúp nhân viên nhìn thẳng vào vấn đề và giải quyết vấn đề nhanh chóng, dập tắt được những mâu thuẫn nội bộ giữa các nhân viên, đưa nhân viên vào quỹ đạo làm việc rõ ràng, nghiêm túc,…
>>>Có thể bạn quan tâm: hội việc làm tiếng trung tại tphcm
Tuyển dụng việc làm tiếng trung đà nẵng mới nhất
Bên cạnh đó cũng sẽ có những khuyết điểm là: làm nhân viên khó chịu, tạo cảm giác gò bó, thâu tóm, nhân viên, khiến nhân viên làm việc thụ động, hạn chế sự sáng tạo của nhân viên trong khi làm việc.
Phong cách lãnh đạo dân chủ
Phong cách này khá phổ biến trong các nhà lãnh đạo, họ cho phép nhân viên tham gia vào quá trình đưa ra quyết định trước một vấn đề nào đó, cùng nhà lãnh đạo phân tích để xác định những điều cần thiết phải thực hiện và cách thức làm như thế nào.
Mặc dù nhận ý kiến đóng góp từ nhân viên nhưng người lãnh đạo cũng là người đưa ra quyết định cuối cùng. Điều này cho thấy người lãnh đạo nhận được sự tôn trọng của nhân viên chứ không phải do nhà lãnh đạo có năng lực yếu kém mà cần đến sự góp ý từ nhân viên.
Phong cách lãnh đạo dân chủ này có các ưu điểm là:
+ Tạo động lực cho nhân viên làm việc
+ Tạo mối quan hệ tích cực với nhân viên
+ Giúp nhân viên chủ động và sáng tạo hơn trong công việc và phát huy được năng lực của bản thân
+ Giải quyết vấn đề nhanh chóng thông qua các cuộc thảo luận
+ Người lãnh đạo dẫn dắt để cuộc thảo luận diễn ra suôn sẻ, đạt kết quả ngay cả khi không có lãnh đạo ở đó.
Song song với đó thì cũng tồn tại các nhược điểm như: nếu người lãnh đạo đó nhu nhược và không quyết đoán sẽ dẫn đến tình trạng không đưa ra định hướng đúng đắn, dẫn đến đưa ra các quyết định sai lệch và chậm chạp.
Phong cách lãnh đạo tự do
Phong cách lãnh đạo đi theo hướng ủy thác vấn đề nào đó của nhà lãnh đạo đối với nhân viên cấp dưới. Cho phép nhân viên có quyền quyết định trước một vấn đề và khi xảy ra rủi ro nhân viên không phải chịu trách nhiệm trước những rủi ro đó. Và người chịu trách nhiệm vẫn là người lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo này được dùng khi người lãnh đạo có quá nhiều vấn đề cần phải giải quyết, tin tưởng vào khả năng nhận định và phân tích vấn đề có khả năng giải quyết vấn đề đó.
Những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo là gì
+ Yếu tố lịch sử phát triển: Người ta thường nói rằng tính truyền thống của một quốc gia, một dân tộc sẽ gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của quốc gia đó. Với doanh nghiệp cũng vậy, để có được sự phát triển đến ngày nay thì chứng tỏ sự lãnh đạo trước đây khá tốt, cần phải duy trì. Nhưng cũng cần điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.
+ Tâm lý của nhà lãnh đạo: Một người lãnh đạo mới nhận chức sẽ khó mà thể hiện được hết phong cách lãnh đạo của mình do họ vẫn còn sự kiêng nể, rụt rè.
+ Môi trường đào tạo: Yếu tố này cũng ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo của nhà lãnh đạo, nếu họ được đào tạo trong môi trường có kỷ luật cao nhưng thiên hướng của sự độc đoán, dân chủ hay tự do thì người lãnh đạo sẽ đi theo và bị ảnh hưởng bởi môi trường đó.
+ Trình độ và năng lực nhà lãnh đạo: Nếu người lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết nhiều thì họ thường cho rằng ý kiến của mình đúng và theo đuổi phong cách độc đoán nhiều hơn. Còn nhà lãnh đạo có trình độ chuyên môn vừa phải thì họ cần đến sự góp ý kiến từ nhân viên.
Xem Thêm:
Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã hiểu về phong cách lãnh đạo rồi chứ. Muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi thì cần biết cách kết hợp giữa nhiều yếu tố và hãy luôn trau dồi kiến thức mới để trở thành nhà lãnh đạo giỏi nhé.