Chắc hẳn các bạn đã nghe đâu đó về employer là gì rồi phải không nào? Đây có thể nói là thời điểm hơi trễ để suy nghĩ về định nghĩa “Thương hiệu nhà tuyển dụng” (Employer Brand) hoặc Employer Branding là gì vì đã có nhiều doanh nghiệp bắt tay vào làm với những chiến lược và kế hoạch cụ thể, tuy nhiên định nghĩa về “Employer Branding” hiện tại được chia sẻ đây đó đã đủ hay chưa? Hãy cùng việc làm fast winner chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Employer là gì?
Employer (người sử dụng lao động) là một tổ chức, tổ chức chính phủ, công ty, cơ quan, hiệp hội phi lợi nhuận, doanh nghiệp nhỏ, cửa hàng hoặc cá nhân hoặc người đưa người lao động vào làm việc và đáp ứng các yêu cầu mà pháp luật quy định.
Theo Bộ luật Lao động năm 2019 quy định như sau: “Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận, trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”.
>>>Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn tìm việc làm tiếng trung tại Hải Phòng chi tiết nhất
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
Quyền của người sử dụng lao động
– Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành và giám sát lao động theo nhu cầu sản xuất, khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động.
– Thành lập, gia nhập các hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo các quy định của pháp luật.
– Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết các thỏa ước lao động tập thể, tham gia giải quyết các tranh chấp lao động, đình công, đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống tinh thần và vật chất cho người lao động.
– Đóng cửa tạm thời nơi làm việc.
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động
– Thực hiện các hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.
– Thiết lập các cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động, thực hiện các quy chế dân chủ ở các cơ sở tại nơi làm việc.
– Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp để nhằm duy trì chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động.
– Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, giáo dục nghề nghiệp, việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ý tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống gây quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
– Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Ngoài ra người sử dụng lao động còn phải có những nghĩa vụ sau đây:
– Cho nhân viên mới vào làm được biết với các nhiệm vụ, cách làm việc ở vị trí được chỉ định và nhân viên có quyền làm được những gì.
– Bảo đảm điều kiện làm việc phải an toàn và lành mạnh, thực hiện đào tạo có hệ thống về bảo hộ lao động.
– Trả tiền lương đúng thời hạn và đầy đủ.
– Nhân viên có quyền biết đến những tài liệu và cách tính toán tiền lương của mình.
– Thanh toán thù lao cho thời gian nghỉ ốm không quá 35 ngày mỗi năm.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ nhân viên nâng cao trình độ nghề nghiệp, có cơ hội thăng tiến.
– Đáp ứng trong phạm vi có thể đối với các nhu cầu của người lao động.
– Công bằng và khách quan trong đánh giá nhân viên và kết quả công việc của họ.
– Tạo điều kiện để nhân viên lập ra những tổ chức của họ.
– Theo dõi, ghi tài liệu liên quan đến mối quan hệ lao động và các dữ liệu cá nhân của nhân viên.
– Thông báo cho nhân viên biết có quyền để kháng cáo lên tòa án lao động.
– Thôi làm việc hoặc kết thúc hợp đồng lao động thì phải cấp giấy chứng nhận ngay sau đó (giấy chứng nhận này không liên quan đến việc giữa nhân viên và người lao động đã thanh toán tất cả các khoản với nhau chưa).
– Tôn trọng phẩm giá và những điều tốt cá nhân khác của nhân viên mình.
Xem Thêm:
Bên cạnh đó thì người sử dụng lao động không thể chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian nhân viên nghỉ phép năm cũng như khi nhân việc có mặt ở nơi làm việc có lý do, nếu chưa hết hạn thời gian kết thúc hợp đồng lao động mà không cần phải thông báo.