Cấp dưới chính là những người cộng sự và cũng là một người bạn thân trong công việc của cấp trên. Do đó việc xây dựng mối quan hệ tốt với cấp dưới chính là yếu tố để bạn trở thành một nhà lãnh đạo thành công. Nhưng có những nhà lãnh đạo cho rằng cấp dưới mới cần chú trọng đến mối quan hệ với cấp trên, do đó họ phớt lờ vấn đề này. Bài viết dưới đây fastwinner.vn sẽ nêu ra những kỹ năng để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới để có được những kết quả tốt đẹp.
Cách xây dựng mối quan hệ cấp trên và cấp dưới
Cần khiển trách đúng cách
Việc khen chê cũng là cả một nghệ thuật. Có nhiều người cấp trên thường cho rằng nếu họ nhắm mắt cho qua những lỗi lầm của nhân viên thì sẽ được nhân viên cấp dưới kính trọng. Suy nghĩ này là hết sức sai lầm vì nó sẽ kéo công việc của bạn và cả nhóm đi xuống. Do đó bạn đừng ngần ngại mà hãy phê bình cấp dưới khi họ không làm tốt công việc mà bạn giao. Đồng thời bạn nên tìm hiểu nguyên nhân vì sao họ không làm tốt công việc để tránh đưa ra những nhận xét làm ảnh hưởng đến mối quan hệ.
Đừng tiếc lời khen
Những người lãnh đạo thành công thường sẽ biết được những việc mà nhân viên làm tốt, xấu như thế nào và ghi nhận công lao của họ một cách xứng đáng nhất. Bạn không nên chỉ khuyến khích nhân viên bằng tiền thưởng không thôi mà họ còn mong muốn nhận được lời khen ngợi từ cấp trên khi hoàn thành tốt công việc hoặc khi họ có ý tưởng mới. Một lời khen chân thành từ người lãnh đạo sẽ có tác dụng tốt đến ý thức chủ động làm việc của nhân viên khiến họ sáng tạo, say mê với công việc hơn.
Xây dựng niềm tin và tôn trọng lẫn nhau
Bất cứ ai nếu như giao tiếp với tinh thần tin tưởng và sự tôn trọng lẫn nhau sẽ mang đến những hậu quả cho công việc được tốt hơn. Xây dựng niềm tin với cấp dưới sẽ giúp nhà lãnh đạo rút ngắn khoảng cách của mọi người khi làm việc nhanh nhất.
Làm chủ cảm xúc của bản thân
Kỹ năng này đòi hỏi bạn phải thường xuyên rèn luyện vì cảm xúc là thứ rất khó điều khiển và kiểm soát được. Một phút nổi nóng hay có những quyết định theo cảm tính của bạn có thể sẽ khiến kế hoạch đề ra thất bại, doanh nghiệp gặp khó khăn. Do đó dù đang rất bực tức, khó chịu bạn cũng nên bình tĩnh, tìm cách giải quyết chứ không nên “giận cá chém thớt”. Nó chỉ khiến nhân viên ức chế thêm và không có hứng làm việc mà thôi. Một người lãnh đạo tài ba là người phải biết kiểm soát tốt cảm xúc của chính mình, không để cảm xúc đan xen trong công việc.
>>>>Có thể bạn quan tâm: tìm việc làm tiếng trung tại đà nẵng mới nhất
Đưa ra nhiều lựa chọn
Trong công việc chắc chắn đôi lúc sẽ có những bất đồng quan điểm giữa cấp trên và cấp dưới. Vì thế để giải quyết vấn đề thì bạn không nên giữ ý kiến của mình để bắt cấp dưới làm theo mà hãy đưa ra nhiều lựa chọn để cả nhóm cùng nhau thảo luận và chọn ra phương án tốt nhất. Có như vậy thì mọi thắc mắc không chỉ được gỡ bỏ mà còn tránh xung đột mâu thuẫn tăng cao.
Tạo ra bầu không khí vui vẻ
Một nhà lãnh đạo chuyên nghiệp luôn tìm mọi cách để không khí làm việc không căng thẳng mà thoải mái trong bất cứ tình huống nào. Những cuộc họp hay cuộc tranh luận căng thẳng về vấn đề nào đó mà nghe được một câu nói dí dỏm, hài hước từ người sếp sẽ khiến mọi người thoải mái hơn. Ngoài ra bạn cũng nên học cách sát lại gần nhau với mọi người thông qua các hoạt động giải trí, nó sẽ giúp tình cảm giữa các thành viên hiểu nhau hơn và làm giảm thiểu các xung đột trong công việc.
Thấu hiểu nhân viên
Để làm được việc này thì người lãnh đạo phải luôn sát cánh cùng nhân viên, biết được năng lực, sở trường, sở đoản để tìm cách khắc phục. Bên cạnh đó cấp trên cũng cần phải tìm hiểu về những khó khăn, trở ngại trong công việc của nhân viên. Để từ đó có được những điều chỉnh sao cho phù hợp về cơ cấu tổ chức cũng như vai trò của mỗi người. Nếu người lãnh đạo làm được việc này chắc chắn họ sẽ được nhân viên nể trọng và tin tưởng, góp phần xây dựng doanh nghiệp ngày một vững mạnh.
Công bằng văn minh
Trong công việc, bạn nên bỏ qua các thù hằn cá nhân, không chấp nhặt những chuyện nhỏ để giảm tối đa sự mâu thuẫn với nhân viên. Một người cấp trên tốt là người sẽ biết cách làm việc và đưa ra những quyết định công bằng để dẫn dắt cả nhóm làm việc thật tốt hướng đến một mục tiêu chung trong tương lai. Sự công bằng này còn khuyến khích nhân viên phải nỗ lực làm việc hơn nữa để phát huy tốt khả năng của mình, đem đến những thành công rực cháy trong công việc hơn.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi, mong rằng nó sẽ giúp ích cho những người đang đứng đầu bộ phận hay doanh nghiệp.
Xem Thêm:
- Cách xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả
- Cách tạo động lực cho nhân viên làm việc
- Những nguyên tắc làm việc nhóm hiệu quả