Trong cuộc sống, nếu như không có tư duy sáng tạo chúng ta sẽ không thể có được xã hội phát triển như ngày nay. Nhờ có sự sáng tạo mà qua từng thời đại con người chế tạo ra biết bao nhiêu thiết bị hỗ trợ cho con người. Trong công việc cũng vậy, nếu như không có tư duy sáng tạo thì con người không thể giải quyết được những vấn đề khó khăn đòi hỏi tính đột phá và hoàn toàn mới. Vậy kỹ năng tư duy sáng tạo là gì? Làm gì để rèn được kỹ năng tư duy sáng tạo? Hãy cùng công ty dịch vụ fast winner giải đáp về vấn đề này nhé.
Kỹ năng tư duy sáng tạo là gì?
Tư duy sáng tạo là khả năng phát minh ra điều gì đó mới mẻ có thể là một phương pháp, một giải pháp, một tác phẩm nghệ thuật hay là một thiết bị máy móc. Tư duy sáng tạo dựa vào việc nhìn mọi thứ theo cách mới mà trước đây chưa từng nghĩ đến bao giờ. Đây chính là lý do mà nó thường được mô tả như là tư duy vượt giới hạn hoặc suy nghĩ không theo lối mòn.
Điều kiện để sáng tạo
Điều kiện để quá trình sáng tạo trở thành hiện thực cần phải có sự tổng hợp của nhiều điều kiện, có thể liệt kê một số điều kiện sau:
– Có nhu cầu khám phá và ra đặt vấn đề
– Có ý chí và sự nỗ lực
– Có sự tự tin nội tại
– Biết loại bỏ những suy nghĩ theo “thói quen”
– Biết hoài nghi và không vân lời
– Biết vận dụng những kỹ thuật tư duy sáng tạo
Có nhiều cách để có được tư duy sáng tạo, dưới đây là một vài cách thường dùng như công não, quy nạp, diễn dịch.
Công não
Đây là thủ thuật kích thích con người khai thác tối đa những ý tưởng khi não tập kích liên tục bằng cách:
– Từng vấn đề
– Lấy ý kiến, ý tưởng
– Xây dựng mạng
– Phân tích lựa chọn
– Quyết định lựa chọn
Quy nạp
Là việc đi từ những sự việc riêng lẻ để đi đến cái chung, cái kết luận khái quát. Phương pháp tư duy quy nạp là phương pháp đi từ cái cá biệt đến cái chung nhất, từ nhiều biểu hiện lặp lại để khái quát thành một kết luận.
>>>Có thể bạn quan tâm: Việc làm tiếng trung tại đà nẵng
Diễn dịch
Là sự vận động của nhận thức từ cái chung đến cái riêng, từ tổng thể đến từng bộ phận. Phép diễn dịch chính là phép suy luận lấy việc lớn để suy ra việc nhỏ, lấy cái chung để suy ra cái riêng, lấy cái bản chất, cái quy luật để gắn cho cái biểu hiện, cái chi tiết. Phương pháp diễn dịch này là phương pháp tư duy từ tiền đề tri thức chung để suy ra cái kết luận tri thức đặc thù.
Các phương pháp rèn luyện kỹ năng tư duy logic
– Đọc sách: Việc đọc sách sẽ giúp chúng ta nâng cao tri thức, thông tin về mọi mặt trong cuộc sống. Do đó bạn hãy chọn đọc những cuốn sách về chuyên ngành, tập trung vào những vấn đề mà bạn cần giải quyết, nó sẽ giúp não bộ của bạn được hoạt động tích cực hơn.
– Học ngoại ngữ: Việc học ngoại ngữ không chỉ giúp cho bạn giao tiếp với người nước ngoài dễ dàng, tiếp cận được những kiến thức sâu rộng hơn, mà việc học ngoại ngữ còn giúp bạn luyện tập trí nhớ, sự tập trung khi học tập, làm việc.
– Học chơi 1 loại nhạc cụ: Thay vì bạn sử dụng những ứng dụng hay chơi trò chơi thì bạn nên học cách chơi một nhạc cụ nào đó, nó sẽ giúp bạn thư giản khi căng thẳng, thể hiện sự kiên trì và khả năng cảm nhận luyện một gam nhạc.
– Tranh luận: Khi bạn đứng ra bảo vệ quan điểm của mình là bạn đã cố gắng lập luận một vấn đề để nó trở nên logic. Chỉ cần không lạc đề bạn sẽ luyện được lối tư duy sáng tạo.
Kỹ năng tư duy phản biện 20 phút mỗi ngày
Theo như các công trình nghiên cứu tâm lý của các nhà khoa học thì các kỹ năng cốt lõi của tư duy phản biện là quan sát, diễn giải, phân tích, suy luận, đánh giá, giải thích và tổng hợp. Để học tư duy phản biện thì cá nhân hay một nhóm cần chú ý:
– Minh chứng qua quan sát và nhìn nhận.
– Bối cảnh phản biện.
– Những tiêu chí thiết thực để có được một nhận định đúng.
– Những phương pháp có thể áp dụng được hay kỹ thuật xây dựng nhận định trong việc tư duy phản biện.
– Những cơ cấu lý thuyết có thể áp dụng được để hiểu vấn đề cần phản biện và câu hỏi trong tầm tay để phản biện diễn ra theo quá trình hai chiều, có sự phản hồi.
Bên cạnh sở hữu kỹ năng tư duy phản biện mạnh mẽ thì mỗi chúng ta đều cần phải chuẩn bị tâm lý để sẵn sàng linh hoạt xử lý những vấn đề đó với việc sử dụng kỹ năng tư duy phản biện. Tư duy phản biện không chỉ là vận dụng những kiến thức về logic mà còn có những trí tuệ khác như sự rõ ràng, đáng tin cậy, sự sâu sắc, tính thiết thực, tính khả thi giải quyết vấn đề, tính phản hồi,…
Đôi khi sự đồng nhất phản biện vớ sự chê bai là sự sai lầm dễ gặp của tư duy phản biện của người Việt Nam. Chê bai thường có mục tiêu thắng thua về mặt cá nhân, hướng đến chỉ trích cá nhân và xóa bỏ tất cả mọi thứ. Phản biện là dùng các góc nhìn khác nhau để tiếp cận tình huống từ đó mới đánh giá được tình huống với mục tiêu cải thiện chất lượng hiệu quả công việc. Sự chê bai mang tính cảm xúc cảm tính, đôi khi có sự lập luận nhưng thường chứa nhiều ngụy biện trong câu nói, mang tính tiêu cực.
Ví dụ về tư duy phản biện
Ví dụ 1: A: 1 + 1 = 3, B: không, 1 + 1 = 2 chứ.
Câu nói này của B không mang tính phản biện.
Ví dụ 1 + 1 = 3 sẽ đúng trong trường hợp khi kinh doanh bạn bỏ ra 1 triệu tiền vốn rồi bỏ thêm 1 triệu tiền vốn nữa, kết quả thu được là 3 triệu doanh thu.
Tư duy phản biện không phải là việc đưa ra một nhận định mang tính cảm quan mà đó là việc đưa ra một nhận định kèm theo lý lẽ và những dẫn chứng để chứng minh lập luận hoặc nhận định đó là đúng.
Xem Thêm:
Kết luận
Với những thông tin trong bài viết này, các bạn đã hiểu hơn tư duy sáng tạo là gì và vai trò của tư duy sáng tạo cũng như cách rèn luyện khả năng này rồi đúng không nào? Hy vọng rằng, qua bài viết các bạn sẽ cố gắng rèn luyện thêm để có thể hoàn thiện bản thân mình hơn nhé! Chúc các bạn thành công.