Cán bộ công chức, viên chức là những người luôn gương mẫu, tiên phong đi đầu trong mọi hoạt động, từ công tác chính trị cho đến đạo đức lối sống và phải có lề lối, tác phong làm việc theo “chuẩn” của một người cán bộ, lãnh đạo. Vậy tác phong làm việc là gì? Về tác phong lề lối làm việc của đảng viên cán bộ công chức như thế nào? Hãy cùng việc làm trung tâm tiếng trung tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Tác phong làm việc là gì?
Tác phong làm việc không đơn thuần chỉ là cách ăn mặc, cách giao tiếp và làm việc của một người mà nó còn là cách thực hiện công việc trong phạm vi chuyên môn, thể hiện được các giá trị nghề nghiệp của bản thân như tính chính trực, sự uy tín, đạo đức nghề nghiệp,…
Tác phong lề lối làm việc của Đảng viên cán bộ công chức
Đối với Đảng viên
Tác phong, lề lối làm việc của Đảng viên bao gồm những tiêu chí sau:
– Năng động, sáng tạo, quyết liệt trong khi thực hiện nhiệm vụ.
– Phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc.
– Tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.
Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý
Định hướng Khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý do Ban Chấp hành trung ương ban hành tại Quyết định 89/QĐ-TW về tác phong, lề lối làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý gồm:
– Có trách nhiệm với công việc, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ.
– Phương pháp làm việc khoa học, đúng nguyên tắc, dân chủ.
– Hợp tác, hướng dẫn, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.
Tác phong làm việc của cán bộ công chức thuộc diện Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý
Việc đánh giá cán bộ thuộc diện Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý được thực hiện theo Quyết định 90/QĐ-TW của Ban Chấp hành trung ương.
Trong đó, tác phong, lề lối làm việc là tiêu chí được xếp đầu tiên cùng với các tiêu chí liên quan đến chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống và ý thức tổ chức kỷ luật.
Cụ thể trong việc đánh giá tác phong, lề lối làm việc của cán bộ công chức thuộc diện Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý qua các tiêu chí cụ thể như:
– Năng động, sáng tạo, quyết liệt trong khi thực hiện nhiệm vụ.
– Phương pháp làm việc khoa học, dân chủ và đúng với nguyên tắc.
– Hợp tác, hướng dẫn, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.
Tác phong lề lối làm việc của giáo viên
Theo quy định Điều 5 Quy định về đạo đức nhà giao ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT thì tiêu chuẩn về tác phong, lề lối làm việc của nhà gió được quy định như sau:
– Phải sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo, thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
– Phải có lối sống hòa nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội, biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.
– Tác phong làm việc khẩn trương, nhanh nhẹn, khoa học, có thái độ văn minh, lịch sự trong các quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học, giải quyết công việc khách quan, chu đáo, tận tình.
– Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ cũng phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề giáo, không gây phản cảm và làm phân tán sự chú ý của người học.
– Đoàn kết, giúp đỡ các đồng nghiệp để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định về nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử phải đúng mực, gần gũi với phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người học, kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.
– Xây dựng gia đình văn hóa, yêu thương, quý trọng lẫn nhau, biết quan tâm đến những người xung quanh, thực hiện nếp sông văn hóa nơi cộng đồng.
Bản kiểm điểm về tác phong lề lối làm việc
Riêng Đảng viên, hướng dẫn 16-HD/BTCTW nêu rõ những nội dung Đảng viên phải kiểm điểm gồm:
– Về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong, lề lối làm việc.
– Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ.
– Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm.
– Kết qảu khắc phục những hạn chế, các khuyết điểm đac được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc chỉ ra ở kỳ kiểm điểm trước.
– Những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có).
Chèn bản kiểm điểm
Xem Thêm:
- Hợp đồng khoán việc là gì
- Kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc hiệu quả
- Môi trường làm việc là gì
Kết luận
Trên đây là những tác phong làm việc chuyên nghiệp tạo nên người chuyên nghiệp. Với tác phong nghiêm túc tạo nên người nghiêm túc. Chỉ cần hiểu và rèn luyện theo những điều trên đây mỗi ngày, chúng ta sẽ trở nên nghiêm túc và chuyên nghiệp để làm việc với người hiệu quả và tốt hơn. Để có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu khác các bạn có thể xem tại cẩm nang nghề nghiệp nhé! Chúc các bạn thành công.